Trẻ sơ sinh bú nhiều có tốt không?

Trẻ sơ sinh bú nhiều có tốt không? Đây là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến các bậc bố mẹ lo lắng không yên. Cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây của Vuiup.com nhé!

Bố mẹ luôn mong muốn con bú sữa nhiều hơn để tăng cân, tăng chiều cao. Bố mẹ sợ con bú không đủ sẽ bị ốm yếu, cân nặng, chiều cao thấp hơn các bé cùng tháng tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh bú quá nhiều cũng là nỗi lo sợ, băn khoăn của bố mẹ, sợ con có dấu hiệu bất thường, béo phí,….

Trong nội dung bài viết dưới đây Vuiup.com sẽ giải đáp thắc mắc của các mẹ về việc “Trẻ sơ sinh bú nhiều có tốt không?” Mời các bạn cùng theo dõi bài viết!

Tại sao bé bú nhiều hơn mức cần thiết?

Tại sao bé bú nhiều hơn mức cần thiết?

Tại sao bé bú nhiều hơn mức cần thiết?

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc bé bú nhiều quá mức. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Cho bé bú sữa bình: Thường các bé bú sẽ bình dễ uống sữa nhiều hơn so với sữa mẹ. Nguyên nhân là do các bình sữa có cơ chế đẩy sữa ra liên tục, do đó dù bé đã no nhưng bé vẫn tiếp tục nhận được sữa nếu ngậm núm vú trong miệng quá lâu.
  • Cho bé bú bằng bình sữa lớn: Các bé bú bằng bình sữa lớn có kích thước quá tải so với dạ dày của bé và bé thường dễ bị thừa cân. Bên cạnh đó bố mẹ thường dỗ dành cho bé bú hết sữa trong bình, dù là bình lớn hay nhỏ thì đều không tốt có thể dẫn đến việc bé bú nhiều hơn định mức.
  • Bố mẹ ép bé bú: Khi đã bú no, bé thường có thái độ từ chối không bú nữa như quay mặt đi hoặc ngừng ngậm vú. Tuy nhiên với tâm lý lo con không đủ no, nhiều bố mẹ thường dỗ dành và đặt núm vú vào miệng con ép bé bú nhiều hơn.
  • Sử dụng bình sữa sai cách: Nhiều bố mẹ khi thấy con khóc thì lấy bình sữa ra để dỗ dành, do đó nhiều lúc cho con bú không thật sự cần thiết và làm bé bú sữa nhiều quá mức. Để dỗ dành khi con quấy khóc bạn có thể bế con, chơi đùa cùng bé hoặc dùng núm vú giả.
  • Cho bé ăn dặm quá sớm: Nhiều bố mẹ thấy con còi, nhẹ cân hoặc muốn bé nhận nhiều chất dinh dưỡng hơn, các mẹ thường tập bé ăn dặm sớm từ mới 4 tháng tuổi. Tuy nhiên thời điểm này hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện có thể gây hại cho bé. Bên cạnh đó khi bắt đầu thức ăn mới có thể bé sẽ ăn nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bú nhiều quá mức

Tuy trẻ sơ sinh chưa biết nói, nhưng bạn vẫn có thể hiểu được mong muốn của bé thông qua các biểu hiện, cử chỉ, phản ứng cơ thể của bé. Dưới đây là một số dấu hiệu bố mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh đã bú nhiều quá mức:

Liên tục nhổ sữa

Liên tục nhổ sữa

Liên tục nhổ sữa

Liên tục nhổ sữa là một dấu hiệu để bạn nhận biết bé đã bú quá nhiều. Tuy nhiên có một số trường hợp bé bị trào ngược dạ dày do một số nguyên nhân khác.

Dấu hiệu mẹ có thể nhận biết trẻ bú quá nhiều là bé quay mặt đi khỏi bình trong lúc đang bú, bé không chịu bú mẹ, hoặc chỉ ngậm núm vú mà không mút vào và sau đó phun sữa ra.

Hay quấy khóc

Khi bé bú sữa quá no, nhiều hơn mức cần thiết, cơ thể bé sẽ bị khó chịu, Do đó khi mà bé bú quá no, bé thường có hiện tượng cáu gắt, quấy khóc. Hơn nữa bé có thể sẽ bị ọc sữa.

Thay tã nhiều hơn

Thay tã nhiều hơn

Thay tã nhiều hơn

Trong một năm đầu tiên, thói quen đi ngoài của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi liên tục. Các mẹ có thể xác định được bé có bú đủ sữa không thông qua việc quan sát số lượng tã mà bé sử dụng hàng ngày.

Các bé từ hơn 6 tuần tuổi số lượng tã bé cần thay mỗi ngày trung bình khoảng 8 cái. Trường hợp bé cần thay tã nhiều hơn, mỗi ngày thay từ 12 – 14 lần tã, đây là dấu hiệu bé đã bú quá nhiều sữa. Lưu ý: Khi các bé có tình trạng này thì tốt nhất các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định xem tình trạng này có bình thường không và sức khỏe bé vẫn ổn định hay không.

Phân quá lỏng

Để theo dõi sức khỏe của bé các mẹ có thể quan sát kiểm tra phân thải ra. Bé bú sữa bột sẽ thải ra phân có màu bơ đậu phộng, kết cấu lớn, mềm. Đôi khi phân sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu xen lẫn màu xanh, Khi bé đi ngoài phân rất lỏng điều này là dấu hiệu cho thấy bé đang bú sữa quá mức.

Ợ hơi nhiều hơn

Khi bạn thấy bé có hiện tượng ợ hơi và xì hơi nhiều điều này cũng là biểu hiện cho thấy bé đang uống sữa quá nhiều. Bởi vì bé bú quá nhiều cơ thể bị quá tải lactose và dạ dày không có đủ enzyme để tiêu hóa hết lượng lactose đó dẫn đến tình trạng bé bị ợ và xì hơi nhiều. Đây là lúc bạn nên cân nhắc điều chỉnh lại lượng sữa cho bé bú.

Bé ngủ khó hơn

Bé ngủ khó hơn

Bé ngủ khó hơn

Uống quá nhiều sữa sẽ khiến bé bị đầy bụng, khó chịu và có thể đi tiểu nhiều lần. Do đó khi các mẹ thấy con không ngủ ngon, thức giấc nhiều lần giữa đêm thì đây cũng là một dấu hiệu bé đã uống nhiều sữa.

Tăng cân nhiều

Bố mẹ, ông bà luôn thích con bụ bẫm và mập mạp, bởi lúc đó bé rất đáng yêu và bố mẹ nghĩ nó thể hiện bé đang phát triển ổn định, có sức khỏe tốt. Nhưng sự thật có khi đi ngược lại với suy nghĩ của bố mẹ.

Bố mẹ cần theo dõi cân nặng của con cẩn thận, nếu bé tăng cân đều và nằm trong mức độ cho phép điều này cho thấy bé đang phát triển tốt. Tuy nhiên nếu bé có dấu hiệu tăng cân quá nhiều, quá mức cho phép thì mẹ nên đưa bé gặp bác sĩ, nếu bác sĩ ghi nhận bé đang tăng cân bất thường thì mẹ nên giảm lượng sữa của con lại.

Trẻ sơ sinh bú nhiều có tốt không?

Trẻ sơ sinh bú nhiều có tốt không?

Trẻ sơ sinh bú nhiều có tốt không?

Trẻ sơ sinh bú nhiều có tốt không? Câu trả lời là không, bởi mọi thứ đều phải có mức độ vừa phải, cân đối thì mới là tốt nhất. Con bú ít hoặc bú quá nhiều so với mức cho phép cũng không tốt.

Trường hợp trẻ sơ sinh bú nhiều sữa hơn lượng sữa mà cơ thể cần có thể dẫn đến các vấn đề như sau:

  • Thừa cân, béo phì: Khi trẻ sơ sinh liên tục nhận sữa thì cơ thể của bé sẽ hấp thu lượng lớn calo, nó sẽ tích lũy dần trong cơ thể mà không được đào thải đúng cách. Do đó nó sẽ tạo nên hiện tượng thừa cân béo phì ở bé.
  • Trào ngược dạ dày: Trẻ sơ sinh có hiện tượng bị trào ngược dạ dày, nếu mẹ vẫn tiếp tục cho con bú sữa quá nhiều sẽ làm tình trạng trào ngược dạ dày của bé trở nên nghiêm trọng hơn, làm bé khó chịu, quấy khóc.
  • Nôn mửa: Nếu trẻ sơ sinh bú quá nhiều, các bé có thể bị nôn mửa, nôn liên tục. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm dạ dày bé tiêu hóa kém hơn và gây nên các vấn đề về sức khỏe.

Cách phòng tránh bé bú nhiều quá mức

Cách phòng tránh bé bú nhiều quá mức

Cách phòng tránh bé bú nhiều quá mức

Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bú nhiều quá mức cần thiết, các mẹ có thể thực hiện theo các cách sau:

  • Cho con bú bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Hơn nữa khi cho con bú bằng sữa mẹ bạn sẽ hạn chế được các tình trạng cho bé bú nhiều hơn như khi cho bú bình. Bởi vì cho dù bé ngậm ti mẹ lâu sau khi hết cữ thì bé cũng sẽ không nhận thêm sữa.
  • Sử dụng bình sữa đặc biệt: Các mẹ có thể tìm hiểu và lựa chọn các bình sữa được thiết kế đặc biệt, có thể điều chỉnh áp suất bên trong bình sữa và điều tiết được lượng sữa chảy ra theo đúng nhịp điệu mà bé bú sữa mẹ.
  • Cho bé bú theo cữ: Nếu bé bú sữa công thức, mẹ có thể xây dựng lịch trình bú cố định cho bé và bé có thể tập làm quen dần với điều này. Bạn hãy cố gắng cho con bú theo con bú đúng giờ lúc con đói để tránh việc người lớn cho con bú bù vào các cữ sau.
  • Đợi đến lúc bé đói mới cho bé bú: Thật sự khi đói bé sẽ có nhiều biểu hiện thể hiện rõ điều này như bé mút tay, há miệng khi ai đó chạm vào miệng con hoặc bé sẽ chỉ tay vào đồ ăn,… Khi đói bé sẽ ngậm núm vú vào ngay lập tức, lúc này bạn nên cho con bú.

Tóm lại

Trên đây chuyên mục Mẹ và Bé Vuiup.com đã chia sẻ với các bạn chủ đề “Trẻ sơ sinh bú nhiều có tốt không?’. Thực tế thì việc bé bú nhiều quá mức cần thiết là không tốt cho sức khỏe của bé. Mẹ chỉ nên cho bú sữa ở mức độ phù hợp với nhu cầu cần thiết của cơ thể.
Khi bạn thấy trẻ sơ sinh có những dấu hiệu bú nhiều quá mức như đã nêu trên thì nên cân nhắc điều chỉnh lại lượng sữa bé bú để đảm bảo bé có thể phát triển một cách tốt nhất. Hy vọng bài viết mà Vuiup.com chia sẻ sẽ hữu ích với bạn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vui tươi.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

VuiUp
Logo
Enable registration in settings - general