
Tính thanh khoản là gì? Nó có vai trò như thế nào trong việc huy động vốn của ngân hàng, đầu tư và giao dịch trong nhiều lĩnh vực khác? Hôm nay cùng VuiUp.com khám phá ngay nhé.
Tính thanh khoản giải thích đơn giản là tính dễ mua dễ bán của một loại tài sản, được chuyên đổi thành tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng, không ảnh hưởng đến giá trị của tài sản. Vào chuyên mục Tài chính để tìm hiểu chi tiết nhé.
Khái niệm về tính thanh khoản

Khái niệm về tính thanh khoản
Tính thanh khoản là một khái niệm rất quan trọng khi nói về một loại tài sản hoặc các khái niệm liên quan đến thị trường tài chính. Nó ám chỉ khả năng quy đổi một loại tài sản nào đó thành tiền mặt nhưng không gây ảnh hưởng đến giá trị của tài sản đó. Để so sánh tính thanh khoản giữa hai tài sản khác nhau thì chúng ta thường lấy tiêu chí về lượng tiền được quy đổi, khả năng có thể quy đổi và thời gian để bán hoặc mua hai loại tài sản đó với nhau.
Trong các hoạt động của ngân hàng thì tính thanh khoản được xem như khả năng mà ngân hàng có thể quy đổi các khoản tiền gửi của khách hàng thành các khoản tín dụng cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng khác. Một ngân hàng có thanh khoản cao cũng có thể đánh giá qua tiêu chí quản lý nợ xấu tốt. Thanh khoản cao cũng là một lợi thế nếu như ngân hàng có thanh khoản cao, tạo được niềm tin cho khách hàng, từ đó hoạt động huy động vốn trở nên hiệu quả hơn rất nhiều, giải thiểu các rủi ro tín dụng thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Vào ngay https://vuiup.com để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về mọi khía cạnh đời sống nhé!
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản
Có nhiều các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tính thanh khoản của các loại tài sản. Việc tính thành khoản bị ảnh hưởng phần nào cũng tác động đến giá cả, sức mua và tâm lý đầu tư vào các tài sản cũng như sử dụng tín dụng. Sau đây là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của một loại tài sản mà các bạn nên lưu ý:
- Loại tài sản: Các loại tài sản và giá trị tài sản. niềm tin vào tài sản đó chính là một yếu tố quyết định tính thanh khoản của nó. Ví dụ, tiền mặt chính là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, được nhiều người tin tưởng nắm giữ và dễ dàng trao đổi.
- Số lượng: Tài sản nào có số lượng lớn thì có tính thanh khoản càng thấp. Ví dụ, vàng chính là một loại tài sản hữu hạn, không thể tạo ra thêm được, vì vậy dễ chuyển đổi, dễ mua bán, thanh khoản cao.
- Thị trường chung: một khi thị trường chung đi xuống, nền kinh tế lâm vào suy thoái, hầu hết thanh khoản của các tài sản có thể giảm.
- Thời gian: Thời gian để giao dịch, trao đổi mua bán một loại tài sản càng lâu thì tính thanh khoản càng thấp.
- Chi phí: Chi phí để mua bán (không phải giá) của một loại tài sản cao sẽ có tính thanh khoản thấp hơn nếu có chi phí để mua bán thấp.
Và bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố khách quan khác có thể ảnh hưởng gián tiếp đến tính thanh khoản của tài sản.
Các cách đánh giá tính thanh khoản của tài sản

Các cách đánh giá tính thanh khoản của tài sản
Để đánh giá tính thanh khoản của tài sản, ta thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đo lường tính thanh khoản, tuy nhiên hầu hết chỉ mang tính tương đối vì tính thanh khoản phụ thuộc vào thời gian và bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là một số phương pháp phổ biến:
- Đo lường tổng giá trị giao dịch.
- Tính các chỉ số độ phân tán của giá.
- Thời gian để thực hiện giao dịch.
- Khối lượng giao dịch.
- Các rủi ro về tài chính.
Về các phương pháp trên sẽ nặng tính học thuật, đòi hỏi kiến thức về khoa học thống kê và tài chính nên xin phép được trình bày chi tiết hơn trong bài viết sau. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về tài chính hoặc muốn hiểu rõ về các hoạt động của Ngân hàng, theo dõi VuiUp thường xuyên để có thêm kiến thức bổ ích. Tham khảo thêm các bài viết thú vị bên dưới:
- Hướng dẫn mở thẻ tín dụng bằng đăng ký ô tô chi tiết
- Thẻ tín dụng là gì? Điểm khác biệt giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
- Hướng dẫn mở thẻ tín dụng bằng hộ chiếu không chứng minh thu nhập
Ý nghĩa của tính thanh khoản trong tài chính

Ý nghĩa của tính thanh khoản trong tài chính
Tính thanh khoản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đầu tư và thực hiện các giao dịch trong nền kinh tế. Sau đây là những ý nghĩa về tính thanh khoản ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta:
- Tính thanh khoản đảm bảo cho tài sản sẽ được sẵn sàng được sử dụng khi cần thiết. Đầu tư vào một loại tài sản có tính thanh khoản cao sẽ có thể dễ dàng giao dịch mua hoặc bán khi cần.
- Tính thanh khoản có thể giúp tài sản dễ dàng mua hoặc bán, dễ dàng thu hồi vốn và chốt lợi nhuận, hoặc cần đổi sang tài sản khác khi cần thiết.
- Tính thanh khoản đảm bảo tính minh bạch trong quá trình mua hoặc bán tài sản, khi thị trường giao dịch có tính thanh khoản cao, số lượng giao dịch sẽ đông đảo và giá trịnh tài sản sẽ phản ánh đúng giá trị thực tế.
- Tính thanh khoản cao sẽ giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, bán nhanh chóng khi có dầu hiệu suy thoái, hoặc mua vào khi có tín hiệu đảo chiều tăng trưởng.
Nếu như có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thông tin chúng tôi đề cập bên trên, hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về các lĩnh vực mà bạn đang quan tâm, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ nhé. Chúc mọi người học tập được nhiều kiến thức hữu ích.