Ram máy tính là gì? Tìm hiểu về Ram trên Laptop

Bộ nhớ RAM là một linh kiện phần cứng cực kỳ quan trọng đối với các thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn, laptop. Thông thường khi bộ nhớ RAM càng lớn thì máy sẽ đa nhiệm tốt hơn.

Vậy bộ nhớ RAM là gì? Cấu tạo bộ nhớ RAM như thế nào? Nó có vai trò gì đối với máy? Trong bài viết này Vuiup.com sẽ chia sẻ chi tiết với các bạn về Bộ nhớ Ram trên Laptop, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Ram máy tính là gì?

Ram máy tính là gì?

Ram máy tính là gì?

Bộ nhớ RAM tên tiếng Anh là Random Access Memory, đây là bộ nhớ dữ liệu tạm thời, cho phép đọc – ghi dữ liệu ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ theo địa chỉ của bộ nhớ. Tất cả dữ liệu lưu trên bộ nhớ RAM là tạm thời và RAM bộ nhớ sẽ trống khi bạn tắt máy..

Cách thức hoạt động như sau: Khi bạn ở một phần mềm trên máy tính lên, dữ liệu sẽ được truyền từ ổ cứng lên RAM rồi mới truyền tải vào CPU để xử lý và lưu ngược lại vào ổ cứng. Khi chạy phần mềm thì chip xử lý sẽ liên tục truy cập vào dữ liệu bộ nhớ của máy. Chính vì thế máy vận hành sẽ bị phụ thuộc vào tốc độ xử lý và dung lượng bộ nhớ.

Dữ liệu trên RAM sẽ được lưu trên từng ô nhớ và các ô nhớ này có địa chỉ khác nhau. Thời gian đọc và ghi dữ liệu trên cùng một ô nhớ là giống nhau.

Cấu tạo của Ram

Cấu tạo của Ram

Cấu tạo của Ram

Bộ nhớ RAM có cấu tạo gồm các thành phần sau:

  • Bo mạch: Là bảng mạch gồm các thành phần của RAM, chúng kết nối các thành phần của bộ nhớ và máy tính bằng một mạch bán dẫn Silicon.
  • Vi xử lý: Các hoạt động bộ nhớ của SDRAM được đồng bộ hóa với bộ vi xử lý. Nhờ đó giúp đơn giảm hóa giao diện điều khiển và loại bỏ việc tạo ra các tín hiệu không cần thiết.
  • Ngân hàng bộ nhớ: Bộ phận này có các mô đun lưu trữ dữ liệu, SDRAM có 2 hoặc nhiều ngân hàng bộ nhớ, nó cho phép một trong số đó được truy cập vào những ngân hàng bộ nhớ khác.
  • Chip SPD: SPD có tên đầy đủ là Serial Presence Detect, nó chứa thông tin về loại bộ nhớ, kích thước, tốc độ và thời gian truy cập. Chip SPD cho phép máy tính truy cập vào các thông tin này khi khởi động.
  • Bộ đếm: Nó thực hiện theo dõi các địa chỉ cột để truy cập cụm tốc độ cao, nó sử dụng 2 loại cụm là tuần tự và xen kẽ.

Vai trò của Ram

Vai trò của Ram

Vai trò của Ram

Bộ nhớ RAM là một phần quan trọng của máy tính giúp hệ thống làm việc mỗi ngày. Các công việc như mở chương trình, lướt web, tái hiện game với hình ảnh chân thực nhất. Bộ nhớ RAM giúp máy thực hiện tốt các công việc cơ bản nhất. Bộ nhớ RAM càng cao thì máy tính sẽ chạy và mượt mà hơn.

Khi sử dụng máy tính thì bạn cũng đang dùng RAM, khi bạn bật máy tính lên mở excel hay bất kỳ phần mềm nào thì bạn đề đã sử dụng đến bộ nhớ RAM. Nó giúp tải và chạy chương trình, sẵn sàng đáp ứng các lệnh mà người dùng đưa ra hoặc chuyển qua lại giữa các phần mềm. Bất cứ hoạt động nào trên máy tính đều dùng đến RAM.

RAM là nơi máy tính lưu trữ các dữ liệu tạm thời, ngắn hạn, chỉ lưu trữ khi máy hoạt động, tắt máy thì các dữ liệu tạm thời sẽ bị mất đi. Nếu bạn cần dùng nhiều phần mềm và đồ họa thì máy tính bạn cần có bộ nhớ RAM lớn để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn.

Các loại Ram phổ biến hiện nay

Các loại Ram phổ biến hiện nay

Các loại Ram phổ biến hiện nay

Hiện nay RAM máy tính được chia làm 2 loại là SRAM và DRAM. SRAM là RAM tĩnh (Static RAM) loại RAM này sẽ không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi bạn khởi động lại máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động. DRAM là RAM động được dùng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc tắt máy tính.

Hiện nay có các loại RAM động phổ biến như sau:

  • SDRAM (Synchronous Dynamic RAM): RAM đồng bộ
  • DDR (Double Data Rate SDRAM): đây là phiên bản cải tiến của SDR có 184 chân, tuy nhiên rất ít máy tính sử dụng loại RAM này.
  • DDR2: Phiên bản cải tiến của DDR, nó có 240 chân, cải tiến tốc độ so với DDR, dòng RAM này được sử dụng ở các máy tính đời cũ.
  • DDR3: Phiên bản nâng cấp của DDR2, đang được dùng phổ biến rộng rãi, tốc độ rất cao.
  • RDRAM (Rambus Dynamic RAM): Thường gọi là RAM bus, được sản xuất theo kỹ thuật hoàn toàn mới so với các thế hệ trước.
  • DDR4: đây là phiên bản mới nhất được ra đời năm 2014, thay thế cho DDR3, cải tiến về tốc độ truyền tải từ 2133 – 4266Hz, điện áp thấp hơn chỉ 1,2V và giá đắt hơn so với DDR3.

Như vậy trên đây Vuiup.com đã chia sẻ với các bạn tất cả các thông tin liên quan đến RAM máy tính. Hy vọng những thông tin này sẽ thật hữu ích với bạn.

Nguồn: https://vuiup.com

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

VuiUp
Logo
Enable registration in settings - general