Google Analytics là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Analytics cơ bản

Google Analytics là công cụ buộc website nào cũng phải cài đặt. Nhiều người nghĩ đây là công cụ được Google tạo ra để đo lường truy cập thì đây là suy nghĩ sai lầm. 

Tại bài viết này VuiUp.com sẽ giúp bạn hiểu Google Analytics là gì? Cách sử dụng Google Analytics hiệu quả. Ngay lúc bây giờ hãy cùng chúng mình khám phá bài viết này nhé!

Khái niệm Google Analytics

Analytisc công cụ cần thiết cho website của bạn

Analytisc công cụ cần thiết cho website của bạn

Google Analytics được Google cung cấp đến người dùng với mục đích theo dõi, đo lường, phân tích, đánh giá và báo cáo dữ liệu từ những truy cập vào website của bạn.

Có thể nói Google Analytics rất quan trọng trong việc thu thập thông tin qua đó đánh giá và cải thiện website của bạn. Công cụ này giúp cho bạn biết người dùng vào website của bạn làm gì, những thao tác trên web, các đối tượng truy cập,..

Đồng thời Google Analytics còn hỗ trợ tracking mục tiêu chuyển đổi qua đó đánh giá được những chiến dịch mà bạn đang làm có hiệu quả không. Việc này giúp bạn cải thiện, làm tốt hơn ở những chiến dịch tiếp theo.

Chắc chắn về độ uy tín của Google thì không ai có thể bàn cãi. Tất cả những dữ liệu mà Google Analytics đều chính xác.

Tìm hiểu các hoạt động của Google Analytics

Công cụ GG Analytics hoạt động với 4 giai đoạn

Công cụ GG Analytics hoạt động với 4 giai đoạn

Bạn có thể hiểu đơn giản Google Analytics hoạt động dựa trên 4 giai đoạn:

Data Collection > Configuration > Processing > Reporting

  • Giai đoạn 1 – Data Collection: Ở giai đoạn này Google sẽ tiến hành thu thập dữ liệu từ người dùng trên website bằng cách sử dụng một đoạn mã JavaScript được cài từ lúc bạn tạo tài khoản Google Analytics. Cụ thể Google sẽ thu thập dữ liệu nhân khẩu học, các thao tác trên web, địa chỉ,.. của người dùng.
  • Giai đoạn 2 – Configuration: Trong giai đoạn này Google Analytics sẽ lấy dữ liệu đã thu thập chuyển đến máy chủ để mã hóa thành dữ liệu thứ cấp rồi xuất thành báo cáo đến bạn.
  • Giai đoạn 3 – Processing: Với thuộc tính view, bạn có thể chọn những chỉ số quan trọng nhất. Ví dụ chỉ số quan trọng như thời gian hoạt động, giá trị chuyển đổi, luồng di chuyển của người dung, số sự kiện,..
  • Giai đoạn 4 – Reporting: Tùy theo nhu cầu sử dụng của chủ website thì Google Analytics sẽ xuất file báo cáo hoạt động của người dùng trên web.

Những chức năng thường được sử dụng trên Google Analytics

Google Analytics với nhiều chức năng hữu ích

Google Analytics với nhiều chức năng hữu ích

  • Thống kê theo thời gian thực tế: Có lẽ đây là tính năng được người dùng sử dụng nhiều nhất và nó cũng quan trọng với người làm SEO. Qua dữ liệu được Google Analytics báo cáo bạn sẽ biết được thời điểm nào người dùng truy cập nhiều nhất từ đó đưa ra chiến lược phù hợp.
  • Thu thập thông tin người dùng: Một tính năng thú vị của Google Analytics đó là nó cho biết người dùng đang truy cập website của bạn đang ở đâu, hành vi của người dùng, nơi truy cập, kênh mà họ đang truy cập. Khi đã nắm được những thông tin này bạn có thể phân tích và đưa ra những chiến lược phù hợp. Điều này giúp bạn tiếp cận được những khách hàng tiềm năng tăng khả năng chuyển đổi.
  • Theo dõi thói quen của người dùng: Google Analytics còn có tính năng theo dõi thói quen của người dùng. Những chỉ số như pageview, bounce rate,..sẽ giúp người dùng biết người xem đang thích bài viết, sản phẩm nào đang được quan tâm.
  • Phân tích lưu lượng truy cập: Công cụ Google Analytics sẽ thu thập dữ liệu sau đó gửi đến máy chủ phân tích lưu lượng truy cập. Sau đó chủ web có thể xem báo cáo tổng thể một cách dễ dàng hơn.

7 chỉ số quan trọng trên Google Analytics

GG Analytics cung cấp cho người dùng những chỉ số quan trọng

GG Analytics cung cấp cho người dùng những chỉ số quan trọng

  • Người dùng – User: Đây là chỉ số cơ bản nhất mà bạn cần phải nắm rõ. Ý nghĩa của chỉ số này giúp bạn biết được người truy cập website trong một khoản thời gian nào đó. Mỗi người truy cập sẽ có một IP riêng, Traffic là thuật ngữ dùng để chỉ số lượng người truy cập.
  • Phiên truy cập – Session: Phiên ở đây là một chuỗi thao tác của người dùng trên website của bạn. Phiên trang đơn có nghĩa là người dùng vào website của bạn và không có thao tác gì cả sau đó thoát ra thì phiên ngày có thời lượng = 0. Ngoài ra phiên cũng cho bạn biết tổng số lần người dùng tương tác với website.
  • Số lần xem trang – Pageview: Chỉ số này giúp bạn biết được tổng số lượt xem trang được xem bởi người dùng. Với mỗi người truy cập vào website của bạn được tính là 1 lần xem trang.
  • Tỷ lệ thoát trang – Bounce Rate: Chỉ số này giúp bạn biết được số người truy cập vào website và thoát ra mà không làm gì cả. Chỉ số này càng cao chứng tỏ website bạn không cung cấp nội dung có giá trị nào cho người dùng.
  • Thời gian trung bình của phiên – Avg. time per sessions: Về chỉ số này chứng tỏ website của bạn có giá trị với người xem vì thế thời gian ở lại trên web cũng lâu hơn. Điều này giúp Google ghi nhận là đánh giá tốt website của bạn hơn.
  • Số trang/phiên – Avg. pageviews per sessions: Chỉ số này thể hiện số lượng trang trung bình mà người dùng xem trong một phiên. Với những trang sản phẩm sẽ có lượt xem cao hơn so với những trang giới thiệu hay liên hệ.
  • Tỷ lệ chuyển đổi – Conversion rate: Tỷ lệ này phụ thuộc vào hành động của khách hàng. Thông thường những chuyển đổi gồm đặt hàng, điền form, gọi điện, để lại thông tin, tải app, nhận thông báo,..

Hướng dẫn cài mã Google Analytics

Tạo mã Google Analytics Tracking

  • Bước 1: Bạn sử dụng tài khoản Google đang có hoặc đăng ký. Bạn tìm kiếm từ khóa Google Analytics sau đó tại trang chủ trang bạn chọn Bắt đầu đo lường.
  • Bước 2: Bạn dùng tài khoản đang dùng để đăng nhập vào Google Analytics.
  • Bước 3: Đến phần Property (thuộc tính) đây là phần mà bạn muốn được đo lường.
  • Bước 4: Điền tên website của bạn, URL, Industry (Ngành) và Timezone (Thời gian) và chọn Create.

Cài mã vào website

Sau khi đăng ký bạn sẽ được cấp một đoạn code, dựa theo công cụ mà bạn tạo website bạn sẽ gắn đoạn code này vào trang web của bạn.

Nếu bạn tạo trang web bằng WordPress thì bạn có thể sử dụng plugin Genesis Framework. Công cụ này sẽ có giúp bạn dễ dàng chèn code ở phần đầu và chân trang web dễ dàng.

Ngoài ra bạn có thể gắn trực tiếp vào trang với Global Site Tag (gtag.js). Một sự lựa chọn khác là bạn cài plugin Yoast để thêm Google Analytics vào website của mình.

Nếu bạn chưa có trang web của riêng mình có thể chọn mua tên miền tại TenTen, tên miền giá rẻ Namecheap,.. Bạn cũng có thể chọn mua hosting với giá cực tốt tại Hawkhost hoặc hosting Azdigi.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được Analytics là gì và những lợi ích khi sử dụng công cụ này. Với hướng dẫn cụ thể bạn có thể áp dụng và cài Google Analytics vào chính website của mình. Cập nhập thêm những thông tin bổ ích về internet tại VuiUp.com nhé!

Nguồn VuiUp.com

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

VuiUp
Logo
Enable registration in settings - general