
Đối với những người dùng công nghệ thì sẽ không còn xa lạ gì với những cuộc tấn công mạng DOS và DDOS. Tuy nhiên đối với những bạn chưa từng gặp phải hoặc lần đầu gặp thì để tìm ra giải pháp sẽ mất khá nhiều thời gian.
DDOS là gì? DOS là gì? Để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi này xin mời các bạn cùng VuiUp.com tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này.
DDOS là gì?

DDOS nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán
DDOS được viết tắt bởi cụm từ Distributed Denial of Service nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán. Hiểu theo cách đơn giản thì DDOS là một hình thức tấn công server chứa website làm cạn nguồn tài nguyên hệ thống máy chủ, ngập lưu lượng băng thông và làm gián đoạn kết nối của người dùng.
Với kiểu tấn công phân tán này, các đối tượng dùng máy tính của mình và những máy tính của người khác để tấn công DDOS. Cụ thể hơn chúng sẽ chiếm quyền kiểm soát của người dùng và gửi yêu cầu hay dữ liệu đến một web, email nào đó.
Có 3 kiểu tấn công DDOS mà bạn cần biết gồm:
- Volume – based: Sử dụng lưu lượng truy cập lớn nhằm làm tràn băng thông mạng.
- Protocol: Khai thác tài nguyên trên máy chủ.
- Application: Đây là kiểu tấn công nguy hiểm nhất nó tập trung vào các ứng dụng website.
DOS là gì?

DOS dịch ra có nghĩa là từ chối dịch vụ
Bên cạnh DDOS thì DOS cũng là thuật từ được nhiều tìm kiếm và quan tâm. DOS được viết tắt của Denial of Service nghĩa là từ chối dịch vụ. Tấn công DOS với mục đích đánh sập máy chủ hoặc mạng để ngăn truy cập của người dùng.
Nạn nhân của tấn công DOS thường là máy chủ web của các đơn vị cao cấp như Chính phủ, ngân hàng, các trang mạng xã hội, doanh nghiệp truyền thông, báo mạng,…
Cách tấn công DOS sẽ dùng một lượng lớn traffic hoặc gửi các thông tin để có thể kích hoạt sự cố đến hệ thống, máy chủ và mạng mục tiêu. Đối với nạn nhân của cuộc tấn công này sẽ không thể xử lý các tác vị dẫn đến tình trạng quá tải.
Đối với hình thức tấn công DOS sẽ khiến những người dùng hợp pháp như chủ tài khoản, thành viên, nhân viên không thể truy cập vào dịch vụ hay tài nguyên mà họ cần.
So sánh DDOS và DOS
DDOS |
DOS |
|
Số lượng hệ thống tấn công | Nhiều hệ thống cùng tấn công | Chỉ có 1 hệ thống |
Vị trí gửi gói dữ liệu | PC bị nhắm làm mục tiêu tải gói dữ liệu được gửi từ các vị trí khác nhau. | PC bị nhắm làm mục tiêu tải gói dữ liệu từ 1 vị trí duy nhất. |
Tốc độ tấn công | Nhanh hơn DOS | Chậm hơn DDOS |
Khả năng ngăn chặn | Khó hơn bởi kẻ tấn công dùng nhiều thiết bị và từ nhiều vị trí khác nhau. | Dễ dàng đơn giản hơn nhiều do kẻ tấn công chỉ dùng 1 hệ thống. |
Số lượng thiết bị tấn công | Số lượng bot nhiều và tấn công cùng một lúc | Chỉ có 1 thiết bị duy nhất. |
Khả năng theo dõi | Khó theo dõi | Dễ theo dõi |
Lưu lượng truy cập | Lớn | Thấp hơn so với DDOS |
Các loại tấn công |
|
|
Tác hại của tấn công DDOS và DOS
Sau đây là những tác hại, hậu quả gây ra bởi tấn công DDOS và DOS:
- Làm sập hệ thống và máy chủ dẫn đến người dùng không thể truy cập được.
- Đối với doanh nghiệp sở hữu hệ thống, máy chủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt doanh thu và tốn một khoản tiền để khắc phục.
- Gây gián đoạn, làm suy giảm hiệu suất công việc do mất kết nối mạt.
- Cuộc tấn công sẽ làm mấy uy tín thương hiệu.
- Gây tổn thất tiền bạc và đánh mất dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp.
Phương pháp phòng tránh DDOS và DOS

Các phương pháp phòng tránh DOS, DDOS hiệu quả
Ai trong chúng ta đều có thể trở thành mục tiêu tấn công của DDOS và DOS. Vậy nên để phòng chúng ta sẽ áp dụng một số cách sau:
- Cài đặt và sử dụng phần mềm diệt virus tốt nhất cho máy tính.
- Cài đặt và cấu hình tường lửa để giới hạn lưu lượng.
- Luôn tuân thủ theo các hướng dẫn an toàn về phân phối địa chỉ email.
- Dùng bộ lọc email để quản lý lưu lượng lớn hiệu quả.
Thế giới mạng internet bao la rộng lớn nếu các bạn muốn tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất có thể tìm đọc khái niệm DNS, .Net, từ khóa là gì,…
Vừa rồi chúng mình đã giải đáp DDOS là gì và DOS là gì và những thông tin về các cuộc tấn công này Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và phân biệt giữa DDOS và DOS. Các bạn có thể theo dõi thêm nhiều bài viết chia sẻ về kiến thức internet tại VuiUp.com
Nguồn: VuiUp.com