
Hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc Có bầu ăn nấm được không? Nhiều ý kiến cho rằng bà bầu ăn nấm rất tốt bởi nó có nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên cũng có người cho rằng bà bầu không nên ăn nấm. Dưới đây Vuiup.com sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, cùng tìm hiểu nhé!
Nấm là một loại thực phẩm rất phổ biến, nó được chế biến làm thành nhiều món ăn trong thực đơn hàng ngày. Nấm có nhiều chủng loại, giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên cũng có nhiều loại nấm có thể gây hại đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Trong nội dung bài viết này Vuiup.com sẽ chia sẻ vấn đề Có bầu ăn nấm được không? Những loại nấm mẹ bầu có thể ăn được và không thể ăn. Mời các mẹ cùng tìm hiểu với Vuiup.com nhé!
Có bầu ăn nấm được không?

Mẹ bầu ăn nấm được không?
Nấm có rất nhiều loại và nó được chế biến thành các món ăn cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn. Vậy có bầu ăn nấm được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được nấm khi mang thai. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào loại nấm mà bạn ăn.
Có rất nhiều loại nấm là thực phẩm rất tuyệt vời trong thai kỳ, nó giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển. Ví dụ như nấm rơm và nấm mỡ, nó có lượng protein và chất xơ rất dồi dào. Đồng thời nó còn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu.
Dân gian có rất nhiều người khuyên không được ăn nấm khi mang thai, nguyên nhân là do có một số loại nấm có thể gây tình trạng dị ứng hoặc ngộ độc. Ngộ độc nhẹ thì gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể đe dọa đến tính mạng.
Do đó vấn đề có bầu ăn nấm được không sẽ phụ thuộc vào loại nấm mà bạn ăn. Hơn nữa khi ăn nấm mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải và tốt nhất nên lựa chọn địa chỉ mua nấm uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Có bầu ăn được loại nấm nào?

Có bầu ăn được loại nấm nào?
Các chị em đã từng ăn nấm trước khi mang thai và không có các phản ứng dị ứng, hay gặp phải các tác dụng phụ nào khác thì lúc mang thai vẫn có thể tiếp tục ăn các loại nấm đó.
Các loại nấm phổ biến mà mẹ bầu có thể ăn khi mang thai như:
- Nấm rơm: Nấm rơm là loại nấm rất phổ biến và lành tính, mẹ bầu có thể ăn nấm rơm khi đã được nấu chín.
- Nấm bào ngư: Đây là loại nấm rất giàu dinh dưỡng và giàu dinh dưỡng, mẹ bầu ăn rất tốt.
- Nấm kim châm là loại nấm lành tính, vị ngọt, giàu giá trị dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể ăn với một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều một lần hoặc ăn quá thường xuyên. Mẹ bầu chỉ nên ăn nấm kim châm đã nấu chín, không nên ăn sống hoặc chưa nấu chín kỹ.
- Nấm nút trắng: Nấm này có nón màu trắng, loại nấm này rất phổ biến và an toàn cho thai kỳ. Nấm nút trắng có nhiều chất xơ và giàu chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
- Nấm hương, nấm đùi gà là loại nấm dược liệu, có nhiều chất xơ, beta-glucan, tốt cho hệ tiêu hóa. Beta-glucan giúp chống khối u, ung thư, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Do đó mẹ bầu ăn nấm hương rất tốt giúp bảo vệ cơ thể, phòng ngừa nhiễm trùng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung khi mang thai.
- Nấm hạt dẻ (agaricus bisporus): Loại nấm này có nắp màu nâu hồng đến nâu sẫm. Phụ nữ mang thai ăn nấm hạt dẻ rất an toàn và bổ dưỡng.
- Nấm porcini (boletus edulis): Đây là loại nấm có màu vàng, giàu hương vị, giàu giá trị dinh dưỡng và an toàn cho mẹ bầu.
Có bầu không nên ăn nấm nào?

Có bầu không nên ăn nấm nào?
Bên cạnh các loại nấm ăn được, tốt cho sức khỏe thì cũng có một số loại nấm có thể gây ngộ độc và có hại cho sức khỏe thai nhi. Dưới đây là danh sách một số loại nấm mà mẹ bầu không nên ăn:
- Nấm ma: Nó có chứa chứa psilocybin một chất làm thay đổi hoạt động của não bộ và ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên ăn nấm ma.
- Nấm parasol: Loại nấm này có hình dạng chiếc ô, có màu trắng sữa, vòng trắng và có một số đốm màu sắc sặc sỡ, mũ có màu kem. Nấm parasol có thể gây ngộ độc cho mẹ bầu.
- Nấm sai morels: Loại nấm này có mũ với hình dạng bất thường, nó có chứa độc tố gây hại cho mẹ bầu và thai nhi.
Nhìn chung mẹ bầu không nên ăn những loại nấm có bề ngoài đẹp, nhiều màu sắc. Bởi đa số những loại nấm này là nấm độc có chứa psilocybin, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt mẹ bầu cần cẩn thận khi lựa chọn nấm dại vì có thể ăn nhầm nấm độc nếu không biết.
Mẹ bầu tốt nhất nên ăn nấm đã qua chế biến vì nó sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Mẹ tránh ăn nấm sống vì nó là chất sinh ung thư có hại cho sức khỏe.
Tác dụng của nấm đối với sức khỏe mẹ bầu

Tác dụng của nấm đối với sức khỏe mẹ bầu
Có nên ăn nấm trong thai kỳ không? Câu trả lời là có. Bởi ăn nấm mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ bầu như sau:
Cung cấp nhiều Vitamin B
Nấm là thực phẩm rất giàu Vitamin B gồm B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B5 (axit pantothenic) rất có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé:
- Vitamin B1 và B3 hỗ trợ phát triển trí não của thai nhi, giảm mệt mỏi và bổ sung năng lượng cho mẹ bầu.
- Vitamin B2 giúp bảo vệ da, tăng cường thị lực cho mẹ bầu. Đồng thời vitamin B2 còn hỗ trợ phát triển xương, cơ bắp và dây thần kinh của thai nhi.
- Vitamin B5 hỗ trợ tăng cường chuyển hóa thức ăn, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, ợ chua, táo bón,…
Hỗ trợ hệ tiêu hóa và phát triển cơ
Khi ăn nấm mẹ bầu sẽ được bổ sung nguồn đạm dồi dào, lượng protein này sẽ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển cơ của thai nhi. Hơn nữa nấm còn chứa rất nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, điều hòa quá trình hấp thu đường trong máu, kiểm soát và duy trì mức cholesterol và huyết áp của mẹ bầu.
Bổ sung vitamin D
Mẹ bầu bị thiếu vitamin D có thể gây mệt mỏi, đau lưng, yếu xương và chứng trầm cảm. Trong nấm có chứa hàm lượng vitamin D cao giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi chứng loãng xương và hỗ trợ phát triển hệ xương của bé.
Cung cấp nhiều chất chống oxy hóa
Trong nấm chứa nhiều chất chống oxy hóa như selenium và ergothioneine, nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh trong thai kỳ. Bên cạnh đó nấm còn cung cấp kẽm, kali, selen giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển phù hợp
Lưu ý khi mẹ bầu ăn nấm

Lưu ý khi mẹ bầu ăn nấm
Để đảm bảo an toàn và giữ được các giá trị dinh dưỡng của nấm, mẹ bầu khi ăn nấm cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn mua nấm tươi tại các cơ sở, địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Không mua nấm có đốm và vết thâm.
- Không ăn nấm sống, nên ăn nấm đã qua chế biến kĩ xào, nấu,…
- Rửa sạch và nấu nấm kỹ trước khi ăn, nấu nấm đúng cách.
- Khi mua nấm chế biến sẵn bạn nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng
- Không ăn nấm lạ, nấm tự hái lượm không rõ nguồn gốc
- Khi ăn nấm dược liệu, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và theo dõi sức khỏe khi ăn.
- Hãy ăn thử một lượng nấm nhỏ để thử phản ứng, nếu có triệu chứng lạ thì nên dừng ăn ngay.
Có bầu ăn nấm được không? Điều này sẽ tùy thuộc vào loại nấm mà bạn ăn. Những loại nấm ăn được, giàu giá trị dinh dưỡng mà Vuiup.com giới thiệu ở trên rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, bạn có thể an tâm khi ăn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.