
Ngày nay, API là một dạng giao diện không thể thiếu và tầm ảnh hưởng của nó trong hoạt động thiết kế Website cũng như lập trình ứng dụng là rất lớn. Với những tính năng vượt trội và hiện đại, API ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong thiết kế và lập trình ứng dụng.
Vậy API là gì? Nó có vai trò như thế nào trong lập trình ứng dụng? Chuyên mục Công nghệ tại VuiUp.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trong bài viết dưới này nhé!
API là gì?

API là gì? Có vai trò gì trong lập trình ứng dụng
API (Application Programming Interface) là một giao diện phần mềm giao tiếp dùng để kết nối các ứng dụng với nhau. Ta có thế lấy ví dụ, mỗi một ứng dụng như Zalo, Facebook, Instagram,…chính là một hòn đảo và bị tách biệt bởi đại dương, để việc trao đổi hàng hóa trên các hòn đảo này thì phải cần đến những chiếc máy bay hoặc tàu, thuyền. API ở đây chính là chỉ những chiếc máy bay hoặc những con tàu, thuyền đó.
Nói cách khác, nếu không có API, các ứng dụng vẫn hoạt động bình thường nhưng việc trao đổi thông tin, dữ liệu từ ứng dụng này qua ứng dụng khác là điều hết sức khó khăn.
Xem thêm:
- Subdomain là gì? Có lợi ích gì trong việc xây dựng website?
- Vuiup.com – Giới thiệu Top 5 công cụ viết phần mềm tốt nhất
- Tường lửa là gì? Nó có vai trò như thế nào?
Những điều cơ bản cần biết về API
Chúng ta đã biết được khái niệm API là gì rồi. Sau đây là 05 điều cơ bản về API mà bạn nên biết:
- Những nhà phát triển phần mềm (Software Developers) đã làm việc với một API để tạo ra những phần mềm và ứng dụng, vì thế bạn không phải là người cuối cùng tương tác trực tiếp với một API.
- API hoạt động như một cổng trung gian, cho phép các doanh nghiệp có thể chia sẻ các thông tin có chọn lọc và giữ lại những thông tin không mong muốn.
- So với việc không có API, cuộc sống của chúng ta sẽ gặp đôi chút khó khăn, vì API gắn liền với khái niệm “hiện đại”.
- Nếu bạn đang sử dụng bất kì một phần mềm hay ứng dụng của bên thứ ba nào để liên kết các ứng dụng hay phần mềm khác như Facebook, Instagram, trò chơi bất kì.. thì cũng có nghĩa là bạn đang tương tác với API theo một cách gián tiếp (Ví dụ bạn dùng tài khoản Facebook để liên kết với một tài khoản trò chơi nào đó hoặc dùng tài khoản ngân hàng liên kết với ví tiền online khác chẳng hạn).
- Tất cả những thứ xuất hiện trên mạng Internet được liên kết một cách mạch lạc đều là nhờ sự tồn tại của API.
API hoạt động như thế nào?

API kết nối người dùng với các hoạt động trong lập trình ứng dụng
API được sáng tạo ra nhằm mục đích giúp các quy trình trong lập trình ứng dụng từ phức tạp trở nên dễ dàng, hiệu quả và nhanh chóng hơn cho người sử dụng.
Sử dụng API cũng giống như bạn đi uống một ly cà phê, thông thường bạn sẽ không cần tới thẳng quầy bar để kêu món mà bạn sẽ chỉ cần thông qua nhân viên phục vụ. Bạn có thể tưởng tượng một API là thứ liên kết giữa bạn và quầy bar.
Trong ví dụ chúng tôi nêu trên, bạn là khách hàng đang tới quán cà phê cung cấp nhân viên phục vụ (API). Sau đó, nhân viên phục vụ sẽ phản hồi với lựa chọn thức uống cà phê của bạn (dữ liệu). Trong một API thực, lập trình ứng dụng là client yêu cầu sử dụng nội dung của nhà cung cấp thông qua API, bằng cách thực hiện các yêu cầu HTTP endpoint.
Trong cuộc sống thường ngày, vai trò của API là gì?

Vai trò của API trong cuộc sống là rất lớn
Như đã đề cập ở đầu bài viết, vai trò của API trong cuộc sống cũng như trong việc lập trình ứng dụng là rất lớn, chúng tôi sẽ đưa ra một vài dẫn chứng chứng minh sự quan trọng của API trong cuộc sống thường ngày và sự mất mát tới cuộc sống như thế nào nếu không có API:
Thông tin thường ngày không còn được cập nhật
Sẽ thế nào nếu bạn thức dậy với một ngày không có một thông báo nào trên tất cả các nền tảng ứng dụng của bạn kể cả một chuông điện thoại báo thức hay dự báo thời tiết của ngày hôm nay.
Thậm chí là bạn sẽ không thể thanh toán trực tiếp, thông tin số dư trên ứng dụng Banking Internet sẽ không thể cập nhật để biết số tiền còn lại trong tài khoản là bao nhiêu, liệu rằng bố mẹ đã gửi tiền được vào tài khoản của mình chưa mà phải đến trực tiếp ngân hàng hoặc cây ATM gần nhất để kiểm tra, e là không thể tượng tưởng nổi.
Các ứng dụng chỉ còn là “sự tồn tại”
Nếu không có API, các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo hay những nền tảng giải trí online như Youtube, Netflix,… sẽ không thể tích hợp trên điện thoại, trình duyệt Web hay bất kì công cụ cho phép truy cập nào.
Nói cách khác, giờ đây, những ứng dụng đó chỉ như những icon để làm đẹp vì chúng vẫn có thể “tồn tại” nhưng không có cách nào để truy cập được.
Việc liên lạc trở nên hạn chế
Việc sử dụng API vào trong các hệ thống nhà cung cấp mạng như VNPT, Viettel, FPT,..cho thấy nếu không có API, các dịch vụ Audio call, Video call sẽ không thể tồn tại, thậm chí có thể được coi là thứ “xa xỉ” trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Lúc đó việc liên lạc giữa mọi người chỉ được diễn ra qua gọi thoại hoặc SMS mà thôi.
Vai trò của API trong lập trình ứng dụng

API giúp tìm kiếm dễ dàng những nội dung phức tạp
API giúp tìm kiếm dễ dàng
Đây là một công cụ cơ bản của tất cả các trang Web cũng như trong lập trình ứng dụng. API sẽ giúp tìm kiếm dễ dàng hơn những nội dung quá phức tạp, quá đặc thù so với những cách tìm kiếm thông thường.
Giúp tích hợp các trang mạng xã hội
Với những đặc điểm cũng như lợi ích của API mang lại, việc trao đổi thông tin cũng như dữ liệu giữa các trang Web và mạng xã hội sẽ dễ dàng hơn. Giờ đây người dùng sẽ không cần rời khỏi trang Web mà vẫn có thể tương tác trực tiếp bình thường với mạng xã hội, đặc biệt các trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhiều trên thế giới như Facebook, Instagram, Zalo,…
Giúp bán hàng trực tuyến dễ dàng trên Website
Không chỉ giúp cho người dùng có một trải nghiệm tuyệt vời, API còn là một công cụ hỗ trợ giúp những lập trình viên trong việc xây dựng Website bán hàng thông qua nền tảng Shopify – đây là nền tảng bán hàng trực tuyến với đầy đủ chức năng của một trang thương mại điện tử.
Điều này sẽ giúp ích trong việc tiết kiệm thời gian xây dựng trang Web bán hàng những vẫn có thể đảm bảo đầy đủ tính năng của trang Website bán hàng.
Xây dựng hệ thống đặt hàng trực tuyến
Ngoài nền tảng bán hàng trực tuyến, API còn được sử dụng trong các hoạt động đặt hàng trực tuyến trên các nền tảng và ứng dụng phức tạp hơn như: Booking phòng khách sạn, đặt nhà hàng, khu vui chơi giải trí,.. mang đến những trải nghiệm tốt nhất và hữu ích nhất đến khách hàng.
Tổng kết
Tóm lại, qua bài viết mà VuiUp.com cung cấp thì chúng ta có thể biết được API là gì? Một số vai trò cũng như ứng dụng của API trong cuộc sống cũng như trong quá trình lập trình ứng dụng.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến mọi người, còn điều gì thắc mắc hay đóng góp ý kiến, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhé!